Ban Quản Trị

Thư từ bài vở xin gởi về:
Nguyễn Điền: nguyendienhl@gmail.com - Nguyễn Lê Hiếu: lehieunguyen91@gmail.com - Triều Nguyên: baolongspkt@gmail.com, luongdienhaison@gmail.com, ngkhacphuoc@gmail.com


Chủ Nhật, 19 tháng 11, 2017

SÔNG Ô LÂU HUYỀN THOẠI - Đoàn Việt



SÔNG Ô LÂU HUYỀN THOẠI
Đoàn Việt

Sông Ô Lâu (còn có tên là Sông Thu Rơi) bắt nguồn từ thượng nguồn đỉnh núi Truồi hùng vỉ, có độ cao tuyệt đối xấp xỉ 905m, chảy lượn quanh co giữa núi rừng trường sơn, chảy xuôi về Phò Trạch, rồi chuyển hướng tây bắc, ngã rẻ chổ hội lưu với sông Độc còn gọi là sông Mỹ Chánh, tạo nên dòng sông Ô Lâu huyền thoại, chảy êm đềm trong vắt đầy thơ mộng, rồi chảy về hai làng Câu Nhi và Phước Tích, gặp sông Thác Ma, chảy xuôi về Vân Trình, chảy ra phá Tam Giang,ghé qua cửa Lác và ra biễn đông,(1)


Thế nhưng, hầu hết các con sông đan nối vào nhau hết sức phức tạp và độc đáo, thành một màng lưới chằng chịt, từ sông Ô Lâu đã liên kết đến phá Tam Giang, đến sông Hương, qua sông Lợi Nông, qua sông Đại Giang, sông Hà Tạ, sông Cống Quan, sông Truồi, sông Nông, xuyên qua đầm Cầu Hai, tất cả nằm trong hệ đầm phá Tam Giang và đầm Cầu Hai, ngoài ra sông Ô Lâu còn liên kết với các trằm bàu tự nhiên. Vì thế, sông Ô Lâu là dòng sông tuyệt đẹp của vùng đất miền Trung, dòng sông uốn lượn chảy êm đềm, mát dịu, mềm mại như dãi lụa. Tên sông được ca ngợi, Trăm năm còn lỗi hẹn hò, Cây đa bến cộ con đò khác đưa. Câu ca dao sinh ra trên những bến sông từ cái thuở sĩ tử xứ Đàng Ngoài muốn vào kinh ứng thí phải vượt trường giang, bên triền sông này đã sản sinh ra nhiều nhân tài cho đất nước, trãi qua nhiều thế hệ, về danh nhân như Cụ Bùi Dục Tài người đổ Tiến sỉ thời Vua Lê Hiển Tông, đây là vị tiến sỉ khai hoa của xứ Đàng Trong, Ông được thăng quan đến chức Tả thị lang Bộ Lại và Cụ Bùi văn Tú giử chức thượng thư bộ lại triều Tây Sơn hai vị được tôn vinh “ kinh bang tế thế ” thượng thư triều Nguyễn có Nguyễn Tăng Doãn và ngài tướng công Phạm Duyến, ủy lạo sứ Nguyễn Chánh, Mậu hóa hầu Trần Quý Công, (2) quan tướng Triều Mạc Hoàng Bôi, thời Vua Tự Đức có cụ Hồ Oai quyền chưỡng vệ Long võ quân, có thành tích bão vệ Vua Tự Đức trong kỳ nổi loạn Chày vôi của hai anh em Đoàn Trung, Đoàn Trực,(3) và nhiều vị tiển sỉ hiện nay…đã sống và uống mạch nước nguồn sông Ô Lâu như một huyền thoại. Ngoài ra hai bên triền sông ấy có làng cổ Phước tích 500 năm tuổi, bên kia sông có làng cổ Hội kỳ 500 năm tuổi, nhưng chưa được công nhận, xuôi về có làng (tiến sỉ) Câu Nhi, ở làng Mỹ Xuyên có nghề điêu khắc, làng Ưu điềm có di tích ChămPa nổi tiếng… Trong dân gian còn lưu truyền nhiều giai thoại về con sông này. Chuyện kể rằng: Vào đời vua Trần Anh Tông, đầu tháng 6 năm Bính Ngọ ( 1306) vua Chiêm Thành Chế Mân (Jaya Simhavarman III ) dâng hai châu Ô – Rí về sau đổi thành Thuận Châu và Hóa Châu làm sính lể để cưới công chúa Huyền Trân và để giử hòa khí hai nước, tránh nạn binh đao và mở mang bờ cõi. Trên con đường thiên lý Bắc Nam, thì dòng sông này đã chứng kiến cảnh Huyền Trân trên đường bái biệt nước non Đại Việt để ngàn dặm ra đi về làm dâu xứ Chiêm Thành, được phong tước Hoàng Hậu Paramec-varti, và con sông Ô Lâu này tiêu biểu cho châu Ô, Sử sách còn ghi lại.
Hai châu Ô Lý vuông nghìn dặm,
Một gái Huyền Trân của mấy mươi?
(4)
Để hôm nay dòng sông như chảy vào lòng người, vổ về những con đò nhỏ và nghiêng mình cho lủy tre làng soi bóng nước. Con sông, bến Đò, bãi tắm đã thu hút tâm hồn bao thế hệ trôi qua, mỗi thế hệ có những cuộc chơi riêng, họ vui đùa trên sóng nước mênh mông, cách ứng xử cũng đầy hồn nhiên. Dòng Ô Lâu quê mẹ vẫn giữ được nét xưa vốn có, vẫn một màu xanh thắm của thời gian, vừa sâu lắng về thân phận mỗi con người , mỗi dòng sông trong những dòng sông dọc dài đất miền Trung nắng dãi mưa dầm đều mang một nét đẹp riêng, song tất cả các dòng sông đều chảy ra biển xanh lộng gió, chỉ đến đầu tháng bảy, những cơn mưa bất chợt hiện về, báo hiệu một mùa mưa lủ đến, những trận mưa xối xả mấy ngày đêm từ thượng nguồn đổ về, dòng sông như gầm réo ầm ào, chao đảo dật dờ, nổi trôi, nước bắt đầu chuyển sang màu bạc của lớp đất phù sa, cá tôm từ thượng nguồn xuôi nước đổ về, các loài cá từ phá Tam Giang, các nhánh sông liên kết chạy ngược lên theo con nước, mang đến cho dòng sông nhiều chủng loại cá phong phú và hết sức đa dạng, ở hệ thống sông Ô Lâu hiện nay được xác định có 109 loài, 76 giống, với 31 họ thuộc 11 bộ khác nhau. Đã xác định được 16 loài có giá trị kinh tế cao, 5 loài cá quý hiếm được ghi vào sách đỏ Việt Nam 2007, cả 5 loài đều được xếp vào bậc VU ( vulnarable) (5) . Khi đã trút hết những trận mưa kéo dài, rồi dòng sông trở nên hiền hòa, trả về khoảng lặng yên, trả về làn nước trong xanh, bởi dòng sông có nhiều truông cát nên nước luôn trong xanh mà ngọt quanh năm, sông chảy trong dòng sống và hòa nhịp thở cùng người. Sông lấp lánh mạch nguồn thấm đẫm.
Với riêng tôi, hơn nửa đời phiêu dạt, tôi có dịp ghé nhiều thăm nhiều con sông khác trên các nẻo đường từ miền Nam ra Trung, cũng như những con sông khác trên mọi miền tổ quốc, mỗi con sông đều có vẻ đẹp riêng và ít nhiều đã gắn bó với tôi nhiều kỷ niệm. Dòng Ô Lâu đã neo đậu nơi tôi biết bao nỗi niềm tha thiết, Nhưng mãi đến tận hôm nay, sau hai mươi năm xa cách, về lại nơi bến Huyện củ, thôn Tư Ưu Điềm, tôi ngồi khỏa tay vào dòng nước trong xanh, để cảm nhận một dòng sông và thầm cám ơn thôn xóm hiền hòa bên triền sông Ô Lâu huyền thoại này đã gắn liền khúc ruột được chắt chiu từ một ký ức xa thẳm, không ai có thể chia lìa, cũng chính nơi đó, đã đánh thức bao nỗi hoài cảm, tưởng đã mất đi trong tâm hồn.
Viết bởi: Đoàn Việt( tên cúng cơm là Đoàn Hạ)
(1)t heo địa chí Thừa Thiên Huế - Phần tự nhiên - nhà xuất bản Khoa học xã hội – năm 2005 )
(2) ở làng Câu Nhi) (3) ở làng Mỹ Cang) (4) bài vịnh của Thái Xuyên) (5)(theo nguồn Study on the Composition of Fish Species in Ô Lau6River, TT.Huế)

*****

Nguồn: Facebook:  Huế - Những vần thơ Những giai thoại

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét